Khoa Phòng
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
(General Planning Department)
Điện thoại: 02033.862.052
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Địa chỉ: Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Tầng 4 – Khu Nhà A, Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả - Số 371 – Đường Trần Phú –Phường Cẩm Thành – Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
1. Lịch sử hình thành
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp được hình thành ngay từ ngày đầu khi Bệnh viện được thành lập, có chức năng tham mưu Ban Giám đốc Bệnh viện trong việc quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và cải tiến chất lượng Bệnh viện.
- Tập thể cán bộ, nhân viên của Phòng đã không ngừng đổi mới về quản lý, tổ chức, phương cách làm việc đáp ứng với yêu cầu công việc của Bệnh viện đề ra, đáp ứng với quy mô phát triển không ngừng của Bệnh viện.
2. Mô hình tổ chức
Trưởng Phòng - BSCKI Nguyễn Thị Thu Hiếu
Điện thoại: 0902.901.888
Tập thể Phòng Kế hoạch tổng hợp
2.1. Tổng số nhân sự hiện có:
- Tổng số nhân lực hiện nay: 19 người, trong đó:
+ Trưởng phòng: 01
+ Bác sĩ: 02
+ Điều dưỡng: 10
+ Cử nhân: 06
- Trình độ chuyên môn: Sau đại học: 02 người; Đại học: 11 người; Cao đẳng: 03 người; Trung cấp: 02 người.
2.2. Phòng hiện tại gồm 08 bộ phận:
1/ Tiếp đón, đăng ký KCB và Thủ tục hành chính một cửa;
2/ Nghiên cứu khoa học & đào tạo cán bộ và Chỉ đạo tuyến & Hợp tác quốc tế;
3/ Báo cáo, thống kê;
4/ Công nghệ thông tin;
5/ Kiểm soát và Lưu trữ Hồ sơ bệnh án;
6/ Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện;
7/ Tổ thầu vật tư, trang thiết bị y tế.
2.3. Tổ chức đoàn thể:
- Tổ chức Đảng: Chi bộ Khối Văn Phòng
- Tổ chức Công đoàn: Tổ Công đoàn Phòng KHTH
- Tổ chức Đoàn TNCSHCM: Chi đoàn Khối Văn Phòng
3. Chức năng, nhiệm vụ
3.1. Chức năng:
- Phòng kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:
- Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng.
- Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện.
- Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệm vụ chuyên môn Bệnh viện.
- Kiểm soát, hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.
3.2 Nhiệm vụ:
- Căn cứ vào nhiệm vụ của Bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của Bệnh viện.
- Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch quy chế bệnh viện để báo cáo Giám đốc xem xét, chi đạo.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên.
- Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện.
- Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh của bệnh viện.
- Phối hợp với các khoa, phòng thực hiện chỉ đạo tuyến và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.
- Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của bệnh viện và quy định của Nhà nước.
- Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định; tổ chức trích sao bệnh án phục vụ cơ quan chức năng đủ thầm quyền để giải quyết các chính sách, chế độ cho người bệnh điều trị tại bệnh viện.
- Tổ chức công tác thường trực toàn bệnh viện.
- Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.
- Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp bất thường khác để trình Giám đốc và các tổ chức thực hiện.
- Quản lý công tác khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế:
- Phối hợp triển khai, hướng dẫn các quy định có liên quan đến thanh toán KCB BHYT của cơ quan Bảo hiểm xã hội cho các khoa, phòng thực hiện.
- Kiểm soát toàn bộ quy trình thực hiện KCB BHYT tại Bệnh viện;
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận dữ liệu thanh toán Bảo hiểm y tế từ các khoa, đẩy dữ liệu lên cổng thông tin Bảo hiểm y tế; kiểm soát đối chiếu, tiếp nhận thẩm định, chốt số liệu với cơ quan Bảo hiểm y tế và chuyển số liệu báo cáo Ban Giám đốc và phòng Tài chính kế toán để ghi nhận doanh thu hàng tháng, quý, năm;
- Cập nhật giá KCB theo đúng quy định của Bộ Y tế;
- Phối hợp với các khoa về kiểm soát mức trần chi phí khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế trong từng đợt điều trị của người bệnh để hạn chế vượt trần thanh toán;
- Phối hợp với các khoa, phòng để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế;
- Báo cáo định kỳ số liệu tài chính về khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế;
- Quản lý và tổ chức triển khai công tác khám sức khỏe của Bệnh viện.
- Quản lý và triển khai thực hiện công tác cải tiến chất lượng bệnh viện.
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Bệnh viện về các hoạt động đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, dịch truyền, sinh phẩm phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh tại Bệnh viện theo đúng quy định của pháp luật.
4. Các hoạt động đang triển khai
- Công tác Lập kế hoạch:
+ Căn cứ vào Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của Sở Y tế hàng năm để lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát công tác điều trị và tham mưu cho Ban Giám đốc về hoạt động chuyên môn của bệnh viện. Căn cứ vào nhiệm vụ của Bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của Bệnh viện.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện những năm tiếp theo.
+ Lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn hoạt động bệnh viện hàng tháng, quý, năm.
+ Xây dựng các kế hoạch, chuẩn bị các phương án công tác khám chữa bệnh, phòng chống thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh và các trường hợp bất thường khác để trình Giám đốc và tổ chức thực hiện.
- Công tác chuyên môn:
+ Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, quy chế bệnh viện để báo cáo Giám đốc xem xét, chi đạo.
+ Tổ chức phối hợp công tác chuyên môn giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan chuyên môn có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Bệnh viện.
+ Hướng dẫn các khoa phòng xây dựng quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Hướng dẫn các khoa phòng rà soát các danh mục kỹ thuật để xin phê duyệt bổ sung hàng năm.
+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các qui chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị.
+ Xây dựng quy trình hội chẩn chuyên môn. Đảm bảo công tác hội chẩn chuyên môn nội viện và ngoại viện kịp thời đúng quy định.
+ Xây dựng các quy trình chuyên môn của Bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Giám sát các khoa, phòng thực hiện các quy trình chuyên môn của bệnh viện đã ban hành.
+ Tổng kết đánh giá hoạt động công tác chuyên môn trong toàn bệnh viện hàng tháng, quý, năm.
+ Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh của bệnh viện.
+ Xây dựng lịch trực chuyên môn cho toàn bệnh viện. Kiểm tra các báo cáo số ngày trực của nhân viên các khoa phòng.
+ Tiếp nhận, trả lời ý kiến có liên quan đến công tác khám chữa bệnh của người dân phản ánh qua đường dây nóng của Bệnh viện.
+ Phúc đáp các công văn yêu cầu của các bệnh viện, cơ quan khác về công tác khám chữa bệnh, công tác chuyên môn.
- Công tác thống kê - báo cáo:
+ Thực hiện thống kê kết quả hoạt động của các khoa, phòng dựa vào các chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra hàng năm.
+ Thống kê tất cả các số liệu liên quan đến hoạt động chuyên môn của bệnh viện phục vụ công tác kiểm tra bệnh viện hàng năm.
+ Đảm bảo đủ thông tin cơ bản về hoạt động chuyên môn của bệnh viện.
+ Khi có chỉ đạo có thể cung cấp số liệu chuyên môn nhằm phục vụ cho công tác quản lý bệnh viện, nghiên cứu khoa học và điều trị người bệnh.
+ Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động bệnh viện 6 tháng, hàng năm.
+ Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo Giám đốc và cơ quan cấp trên.
+ Nhập đầy đủ các báo cáo trên phần mềm theo quy định.
- Công tác giải quyết chế độ Bảo hiểm y tế cho người bệnh:
+ Phối hợp triển khai, hướng dẫn các qui định của Bảo hiểm cho các khoa, phòng thực hiện.
+ Báo cáo, đề xuất cho cơ quan Bảo hiểm các vướng mắc khi thực hiện các chế độ bảo hiểm y tế tại bệnh viện.
+ Kiểm tra, giám sát hồ sơ bệnh án bảo hiểm y tế.
+ Xây dựng kế hoạch quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
+ Hỗ trợ giám định bảo hiểm y tế và công văn làm giải trình với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố về các vấn đề liên quan đến thanh quyết toán Bảo hiểm y tế.
+ Tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của người bệnh và người nhà người bệnh về chế độ BHYT được hưởng.
- Công tác thủ tục hành chính một cửa:
+ Xây dựng và sửa đổi bổ sung các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến công tác khám chữa bệnh.
+ Tiếp nhận và giải quyết những yêu cầu của người bệnh, cơ quan công an, cơ quan bảo hiểm về: tóm tắt bệnh án, photo bệnh án, chứng nhận thương tích, in sao phim….
+ Không để hồ sơ thủ tục hành chính nào quá hạn xử lý.
- Công tác chỉ đạo tuyến:
+ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tuyến cho các phường/xã được Sở Y tế phân công chỉ đạo tuyến để trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Phối hợp với các khoa, phòng tham gia chỉ đạo tuyến để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các trạm Y tế.
+ Phối hợp với các bệnh viện tuyến trên tổ chức thực hiện đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ của Bệnh viện.
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật của tuyến trên cho tuyến dưới.
+ Định kỳ sơ kế, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến trình Giám đốc bệnh viện và báo cáo cấp trên.
- Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của bệnh viện và quy định của Nhà nước.
- Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ:
+ Mở lớp đào tạo nghiên cứu khoa học cho các bác sĩ, Điều dưỡng, KTV, NHS…Triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện. Xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào trong hoạt động thực tiễn của Bệnh viện.
+ Tổ chức đào tạo cập nhật kiến thức liên tục cho các thành viên trong bệnh viện. Phối hợp cùng phòng Tổ chức – Hành chính xây dựng kế hoạch đào tạo của Bệnh viện hàng năm.
- Công tác kiểm soát - lưu trữ hồ sơ bệnh án:
+ Hồ sơ bệnh án được giữ gìn, bảo quản tốt theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú, chuyển viện và tử vong được hoàn chỉnh các thủ tục hành chính theo quy chế vào viện chuyển khoa chuyển viện ra viện sau đó chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp lưu trữ theo quy định. Việc khai thác sử dụng hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.
+ Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại hồ sơ bệnh án, đánh số và vào sổ lưu trữ, sắp xếp lưu trữ hồ sơ bệnh án vào kho.
+ Lưu trữ: Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú lưu trữ ít nhất 10 năm. Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt lưu trữ ít nhất 15 năm. Hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong lưu trữ ít nhất 20 năm. Hàng năm thực hiện tiêu hủy hồ sơ bệnh án đã hết thời hạn lưu trữ theo đúng quy định.
+ Giữ gìn bảo quản hồ sơ bệnh án: Phân công cụ thể viên chức chuyên trách giữ gìn bảo quản hồ sơ bệnh án. Ghi đầy đủ các thông tin quy định vào sổ lưu trữ. Hồ sơ bệnh án được để trên giá, có biện pháp: chống ẩm, phòng cháy, chống dán, chống chuột, chống mối và các côn trùng khác. Các hồ sơ bệnh án được đánh số thứ tự theo số ra vào viện nhằm bảo quản lưu trữ và cung cấp tài liệu nhanh chóng thuận tiện.
+ Hồ sơ người bệnh tử vong: Được bảo quản chặt chẽ, lưu trữ tủ riêng, theo thứ tự từng năm. Tủ lưu trữ hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong luôn luôn khóa. Giám đốc có quyết định phân công và giao trách nhiệm cho người giữ HSBA.
+ Sử dụng hồ sơ bệnh án đã lưu trữ: Đảm bảo lưu trữ, khai thác hồ sơ bệnh án xuất viện và tử vong đúng quy định.
+ Đảm bảo an toàn về công tác phòng chống cháy nổ, mối mọt, ẩm mốc cho Kho lưu trữ Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Công tác phân công và quản lý lịch thường trực: Tổ chức công tác thường trực toàn bệnh viện: Căn cứ vào nhân lực hiện có, hoạt động chuyên môn thực tế của Bệnh viện để bố trí các vị trí trực. Xây dựng lịch trực chuyên môn, lịch trực cấp cứu, lịch trực phòng chống dịch hàng tuần, hàng tháng.
- Công tác Tiếp đón - Đăng ký khám chữa bệnh: Đảm bảo tiếp đón và đăng ký cho người bệnh kịp thời, đảm bảo thông tin của người bệnh được cập nhật đầy đủ và chính xác lên phần mềm đăng ký khám chữa bệnh của Bệnh viện.
- Công tác Quản lý chất lượng bệnh viện:
+ Hàng năm xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp với thực tế tại đơn vị, giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện và tham mưu cho Ban Giám đốc về hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện.
+ Theo dõi, giám sát, đánh giá, phối hợp, hỗ trợ việc thực hiện xây dựng và triển khai các đề án/kế hoạch bảo đảm cải tiến chất lượng tại các khoa phòng;
+ Đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sự cố y khoa bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục; Các sự cố y khoa được báo cáo hoặc khi phát hiện thấy sự cố được tiến hành điều tra, phân tích, phát hiện các nguyên nhân và khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa, báo cáo Hội đồng QLCL và phản hồi cho các khoa, phòng.
+ Triển khai khảo sát sự hài lòng của người bệnh 3 tháng/lần theo quy định và khi có hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, có báo cáo, đánh giá định kỳ đê làm căn cứ xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng trong thời gian tiếp theo.
+ Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất lượng bệnh viện. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học và các khoa, phòng của bệnh viện tiến hành đo lường chỉ số chất lượng bệnh viện;
+ Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành (Bộ tiêu chí Chất lượng bệnh viện Việt Nam , Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch covid-19 và các bệnh viêm đường hô hấp cấp…)
- Công tác Thầu:
+ Là đầu mối của Bệnh viện lập kế hoạch mua sắm trình Sở Y tế, xây dựng các kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Hóa chất xét nghiệm, VTYT, trang thiết bị y tế, hàng hoá dịch vụ) trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, tham mưu thực hiện các bước lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiến độ và hiệu quả trong công tác mua sắm.
+ Làm nòng cốt tham gia các tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong quy trình đấu thầu tại đơn vị.
+ Tham mưu cho Giám đốc việc lựa chọn đơn vị tư vấn đấu thầu và soạn thảo hợp đồng với đơn vị tư vấn thực hiện các gói thầu Hóa chất xét nghiệm, VTYT, trang thiết bị y tế. Đồng thời đôn đốc đơn vị tư vấn thực hiện các gói thầu đảm bảo thời gian theo yêu cầu mua sắm của đơn vị.
+ Thực hiện các thủ tục đăng tải nhu cầu mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đóng, mở thầu; Công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; Hủy thầu, Công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả đấu thầu theo quy định pháp luật.
+ Hoàn thiện các hồ sơ mời thầu, Hồ sơ đánh giá lựa chọn nhà thầu, Biên bản họp các Hội đồng, thực hiện bảo quản lưu trữ tài liệu đấu thầu theo quy định của pháp luật.
- Công tác khác:
+ Quản lý và triển khai thực hiện các Hợp đồng Khám sức khỏe, Hợp đồng Xét nghiệm, Tiêm chủng Vắc xin Covid-19…
+ Tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo, hoạt động từ thiện.
+ Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các phong trào khác do Bệnh viện tổ chức.
5. Thành tích khen thưởng:
- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2019, 2020, 2021 và 2022.
- Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
- Giấy khen của Công Đoàn Ngành Y tế Quảng Ninh “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào công tác công đoàn 2019”.
- Giấy khen của Sở Y tế Quảng Ninh “ Đã có thành tích xuất sắc trong công tác và phong trào thi đua” năm 2019, 2020,2021,2022.
- Hàng năm đều có các đề tài các nghiên cứu khoa học được nghiệm thu.
6. Định hướng phát triển:
Trong quá trình xây dựng và phát triển, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Bệnh viện, đến nay phòng Kế hoạch tổng hợp trở thành một trong những phòng chức năng quan trọng, tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong các mặt hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Phòng Kế hoạch tổng hợp luôn đồng hành với sự phát triển của Bệnh viện, xu thế phát triển của ngành y tế và xã hội. Trong từng giai đoạn, Phòng Kế hoạch tổng hợp đã có những thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ để đáp ứng nhu cầu phát triển của Bệnh viện. Chính vì vậy, định hướng phát triển của Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Bệnh viện và cụ thể như sau:
- Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của Phòng về công tác chuyên môn, quản lý nhà nước. Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ và giao tiếp ứng xử của cán bộ nhân viên trong phòng. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của phòng Kế hoạch tổng hợp. Đảm bảo sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu phục vụ khám bệnh, chữa bệnh. Xây dựng bảng mô tả chi tiết công việc của từng nhân viện trong Phòng góp phần thực hiện có hiệu quả và chất lượng các nhiệm vụ của Phòng được Giám đốc phân công.
- Tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Phòng để nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc. Xây dựng Phòng theo tiêu chuẩn hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào trong các hoạt động của Phòng.
- Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác KCB: triển khai lắp đặt, cài đặt và đưa vào sử dụng hiệu quả nhiều phần mềm ứng dụng, áp dụng chữ ký số trong bệnh án điện tử; trả kết quả trực tuyến qua mạng,… giúp quá trình quản lý khám chữa bệnh được minh bạch hóa, nhanh gọn, chính xác, tiết giảm thời gian, nâng cao hiệu quả. Bệnh án điện tử là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu bệnh viện không giấy tờ, giúp cho việc quản lý hồ sơ bệnh án khoa học và thuận tiện.
- Giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến chuyên môn, lịch trực, ý kiến phản ánh của người dân về công tác KCB, cung cấp trích sao hồ sơ bệnh án và chứng thương khi có yêu cầu của các cơ quan và cá nhân liên quan theo đúng quy định và thời hạn;
- Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật… thông qua các quy trình đã được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Thực hiện việc cập nhật, theo dõi, thống kê, báo cáo số liệu thông qua hệ thống phần mềm bệnh viện. Cung cấp các số liệu báo cáo về các hoạt dộng chuyên môn của bệnh viện một cách khoa học, chính xác.
- Lưu trữ hồ sơ bệnh án: quản lý toàn bộ hồ sơ bệnh án trên phần mềm nhằm đảm bảo việc lưu trữ được khoa học, chính xác đồng thời dễ cung cấp lại khi có nhu cầu sử dụng. Trang bị hệ thống kho, giá đạt tiêu chuẩn lưu trữ.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, không ngừng cải tiến, sáng tạo trong chuyên môn, nghiệp vụ. Góp phần nâng cao chất lượng KCB của Bệnh viện. Kịp thời đề xuất khen thưởng và khen thưởng các cá nhân có thành tích nổi bật.
- Với quan điểm chủ đạo của Ngành “Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị”, việc bảo đảm và cải tiến chất lượng trong cung cấp dịch vụ y tế và các dịch vụ phục vụ người bệnh sẽ là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Bệnh viện, được tiến hành thường xuyên, liên tục và duy trì ổn định. Tiến tới giai đoạn 2023-2025, Bệnh viện đạt các tiêu chí ở mức tốt và rất tốt (Mức 4 và mức 5) theo thang điểm đánh giá Kết quả Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế; bởi vì “Chất lượng quyết định sự tồn tại và phát triển của Bệnh viện”.
Một số hình ảnh của Phòng:
Bộ phận Tiếp đón, đăng ký KCB và Thủ tục hành chính một cửa
Bô phận Báo cáo, thống kê, kiểm soát và lưu trữ hồ sơ bệnh án
Bộ phận Công nghệ thông tin
Tổ thầu vật tư, trang thiết bị y tế
Tổ Quản lý chất lượng Bệnh viện
Tập thể phòng KHTH
Tập thể phòng KHTH
Liên hoan chia tay nhân viên phòng KHTH về nghỉ hưu theo chế độ
♥♥♥ Phòng KHTH với chủ đề Quảng Ninh quê hương tôi ♥♥♥:
Tập thể phòng KHTH ở hầm xuyên núi đường bao biển Cẩm Phả - Hạ Long
Tập thể phòng KHTH ở Bảo tàng Quảng Ninh
Tập thể nữ phòng KHTH mặc áo dài ở Vincom Plaza Hạ Long
Tập thể nữ phòng KHTH ở bãi tắm Hạ Long
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
(Finance – Accounting Office)
Điện thoại: 02033.862.290
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Địa chỉ: Phòng Tài chính kế toán, Tầng 4 – Khu Nhà A, Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả - Số 371 – Đường Trần Phú –Phường Cẩm Thành – Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
1. Lịch sử hình thành
- Phòng Tài chính kế toán được hình thành ngay từ ngày đầu khi Bệnh viện được thành lập, là Phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện.
- Tập thể cán bộ, nhân viên của Phòng đã không ngừng đổi mới về quản lý, tổ chức, phương cách làm việc đáp ứng với yêu cầu công việc của Bệnh viện đề ra, đáp ứng với quy mô phát triển không ngừng của Bệnh viện.
2. Mô hình tổ chức
Trưởng Phòng
NGÔ THỊ THÚY HẰNG
Điện thoại: 09082.957.699
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Tập thể Phòng Tài chính kế toán
2.1. Tổng số nhân sự hiện có
- Tổng số nhân lực hiện nay: 13 người, trong đó:
+ Trưởng phòng: 01
+ Cử nhân: 11
+ Trung cấp: 01
- Trình độ chuyên môn: Đại học: 12 người; Trung cấp: 01 người.
2.2. Phòng hiện tại gồm các bộ phận
1/ Thanh toán viện phí;
2/ Kế toán tổng hợp;
3/ Kế toán bộ phận: kế toán tài sản cố định, thanh toán, kho dược,…
4/ Thủ quỹ;
2.3. Tổ chức đoàn thể
- Tổ chức Đảng: Chi bộ Khối Văn Phòng
- Tổ chức Công đoàn: Tổ Công đoàn Phòng TC-KT
- Tổ chức Đoàn TNCSHCM: Chi đoàn Khối Văn Phòng
3. Chức năng, nhiệm vụ:
- Lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu, chi và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt
- Tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định
- Xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.
- Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệm vụ chuyên môn bệnh viện.
- Tổ chức công tác trong bệnh viện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của Bệnh viện
- Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản
- Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định
- Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tính kết quả hoạt dộng của bệnh viện
- Tham mưu cho giám đốc trong công tác thu chi, quản lý tài chính của bệnh viện.
4. Thành tích khen thưởng:
- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2019, 2020, 2021 và 2022.
- Giấy khen của Công Đoàn Ngành Y tế Quảng Ninh “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào công tác công đoàn 2019”.
- Giấy khen của Sở Y tế Quảng Ninh “ Đã có thành tích xuất sắc trong công tác và phong trào thi đua” năm 2018, 2019, 2020,2021.
5. Định hướng phát triển:
Qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Bệnh viện, đến nay phòng Tài chính kế toán trở thành một trong những phòng chức năng quan trọng, tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong các mặt hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Phòng Tài chính kế toán luôn đồng hành với sự phát triển của Bệnh viện, xu thế phát triển của ngành y tế và xã hội. Trong từng giai đoạn, Phòng Tài chính kế toán đã có những thay đổi về tổ chức và nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của Bệnh viện. Chính vì vậy, định hướng phát triển của Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Bệnh viện.
* Ảnh các bộ phận
PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Phòng Điều dưỡng được hình thành ngay từ ngày đầu khi Bệnh viện được thành lập, có chức năng tham mưu Ban Giám đốc Bệnh viện quản lý điều hành, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát công tác Điều dưỡng, chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
- Tập thể cán bộ, nhân viên của Phòng đã không ngừng đổi mới về quản lý, tổ chức, phương cách làm việc đáp ứng với yêu cầu công việc của Bệnh viện đề ra, đáp ứng với quy mô phát triển không ngừng của Bệnh viện.
2. Mô hình tổ chức
Trưởng phòng
Nguyễn Thị Nga - Cử nhân Điều dưỡng
* Tổng số cán bộ nhân viên: 06 cán bộ nhân viên
+ Điều dưỡng: 04
+ Nhân viên: 02
* Học hàm, học vị:
+ Điều dưỡng Đại học: 04
+ Nhân viên khác: 02
Tập thể Phòng Điều dưỡng
3. Chức năng nhiệm vụ:
Phòng Điều dưỡng là một phòng chức năng, có vai trò trong việc quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực chăm sóc, quản lý chất lượng chăm sóc đảm bảo an toàn người bệnh và định hướng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chăm sóc người bệnh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Phòng Điều dưỡng có chức năng chỉ đạo công tác Điều dưỡng, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn chăm sóc người bệnh; kiểm tra, giám sát việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện, vật tư tiêu hao chăm sóc người bệnh; tham mưu, xây dựng chính sách liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh và hướng dẫn, đào tạo và đánh giá nhân lực chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Phòng Điều dưỡng có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, giám sát Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn chăm sóc người bệnh; tổ chức kiểm tra, giám sát sử dụng, bảo quản trang thiết bị, phượng tiện, vật tư tiêu hao chăm sóc người bệnh; xây dựng, theo dõi, đánh giá các chỉ số chất lượng chăm sóc người bệnh; cập nhật, chỉnh sửa, tham mưu cho bệnh viện ban hành các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh; tổ chức các khóa đào tạo liên tục, sinh hoạt chuyên môn cập nhật kiến thức chăm sóc người bệnh cho Điều dưỡng, nữ hộ sinh kỹ thuật viên, tổ chức đánh giá năng lực chuyên môn của Điều dưỡng, kỹ thuật viên, cập nhật, chỉnh sửa bảng mô tả công việc các vị trí làm việc của Điều dưỡng, kỹ thuật viên. Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác góp phần trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chung của bệnh viện.
4. Thành tích đạt được đạt được:
- Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh năm 2022
- Giấy khen của Sở y tế Quảng Ninh: Năm 2019; 2020; 2021; 2022.
More...
Trưởng khoa: Thạc sỹ Phạm Thị Hằng
Điều dưỡng trưởng khoa: Nguyễn Thị Hiền
Bác sĩ: 04 người
Điều dưỡng: 12 người.
Giường bệnh 40 giường
Chức năng, nhiệm vụ: Khám, cấp cứu, điều trị trẻ em
Ảnh Tập thể khoa Nhi
I. CÁC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN ĐANG TRIỂN KHAI
1. Sơ sinh:Đã triển khai phòng hồi sức sơ sinh:
- Điều trị, chăm sóc trẻ đẻ non, suy hô hấp sơ sinh, vàng da bệnh lý
- Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch bằng máy truyền dịch, Đặt sond dạ dày đối với các sơ sinh non tháng và sơ sinh bệnh lý.
- Điều trị thành công nhiều ca suy hô hấp sơ sinh do đẻ non, viêm phổi, vàng da tăng Bilirubin tự do và cũng góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nhờ cấp cứu xử trí ban đầu tốt chuyển tuyến an toàn những trường hợp nặng.
Ảnh Giao ban chuyên môn khoa Nhi
Ảnh Bệnh nhân chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh
2. Khám và điều trị tất cả các bệnh lý nội Nhi
- Bệnh lý về cấp cứu nhi: cấp cứu co giật do sốt cao và do các nguyên nhân khác, ỉa chảy mất nước nặng, suy hô hấp
- Bệnh lý về hô hấp: viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản co thắt,...
- Bệnh lý về tiêu hóa như: Viêm ruột, lồng ruột, ỉa chảy cấp mất nước, hội chứng lỵ nhiễm độc,...
- Bệnh lý về tiết niệu, thần kinh, tim mạch và các bệnh lý khác,...
3. Là nơi tư vấn và chăm sóc sức khoẻ:
Tư vấn cho các bà mẹ và người nuôi trẻ những kiến thức y học phổ thông, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng theo bệnh tật. Chương trình chống suy dinh dưỡng; Chương trình khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.
4. Phát hiện nhiều ca bệnh hiếm gặp, các bệnh bẩm sinh:
Bệnh Kawashaki, bệnh lý về tim bẩm sinh... tư vấn người nhà bệnh nhân chuyển tuyến trên kịp thời.
II. TRANG THIẾT BỊ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
- Hệ thống oxy trung tâm
- Máy truyền dịch và bơm tiêm điện
- Hệ thống lồng ấp sơ sinh
- Giường, đèn sưởi ấm
- Đèn và giường chiếu vàng da
- Máy khí dung mũi họng
I. TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
1.Nhân lực: Tổng số CBVC 9 ( 2 Bác sỹ - 6 Điều dưỡng – 1 Hộ lý)
- Trưởng khoa: BSCKI Nguyễn Sơn Triều
- Phó khoa:
- ĐDTK : ĐH Điều dưỡng Trương Ngọc An.
- BS điều trị: Nguyễn Ngọc Đệ
- Điều dưỡng 5: 3ĐD cao đẳng -2 ĐD trung học.
2.Cơ sở vật chất:
- Có 10 phòng bệnh riêng biệt với công trình vệ sinh khép kín
- Giường bệnh kế hoạch: 22 Thực kê: 30 giường.
- Khoa được trang bị: Máy tạo oxy, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, máy hút áp lực âm, máy hâm nóng dịch truyền, máy đo độ bão hòa oxy.
II.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA
1. Thực hiện quy chế của khoa Nội và một số chức năng nhiệm vụ riêng của khoa Truyền nhiễm.
2. Là đơn vị phát hiện thu dung điều trị các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, các bệnh mang tính xã hội và thời sự như: Bệnh lao, HIV/AIDS, Cúm A ( H1N1, H5N1…), Bệnh tay chân miệng, Sốt xuất huyết, Sốt rét, Tả, Viêm gan siêu vi, Thương hàn, …
3. Tham gia chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ các phường xã trong thành phố về hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh. Đặc biệt là các bệnh dịch như: Sốt xuất huyết, Sởi, Cúm…và một số Chương trình Y tế Quốc gia: Lao, TCMR…
4. Phối hợp với TTYT dự phòng thành phố triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh theo mùa, báo các thường xuyên và định kỳ bệnh dịch theo quy định hiện hành.
5. Khoa Truyền nhiễm thường xuyên là cơ sở thực hành có chất lượng cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng ninh và một số Trường Đại học Y trong khu vực.
6. Tham gia công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng về cách phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm theo từng mùa.
III. CÁC KỸ THUẬT ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM
1. Quản lý, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân lao các thể: Khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ quy định của Chương trình chống lao Quốc gia.
2. Quản lý, theo dõi và điều trị bệnh nhân nhiễm HIV: Khám phát hiện và điều trị các bệnh cơ hội trên bệnh nhân nhiễm HIV như: Nấm miệng, nấm não, Viêm phổi, Lao…Cấp thuốc kháng vi rút HIV ( ARV ) tháng / 1 lần.
3. Chọc dò dịch não tủy cho các bệnh nhân nghi viêm não do lao, do viêm màng não mủ.
4. Chọc hút dịch màng phổi. màng bụng cho các bệnh nhân tràn dịch do lao, xơ gan cổ chướng, ung thư, viêm gan B-C…
5. Chọc hút khí màng phổi, mở màng phổi tối thiểu dẫn lưu- hút bằng máy hút áp lực âm.
III. CÁC THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
1. Hàng năm khoa Truyền nhiễm đã tiếp nhận và điều trị khỏi bệnh cho hơn 200 bệnh nhân lao các thể, các bệnh nhân nhiễm HIV mắc bệnh cơ hội. Có rất nhiều trường hợp bệnh nặng đã được cứu sống.
2. Trong các vụ dịch như: Cúm A, Tả, Sốt phát ban, Sởi, Bệnh tay chân miệng…Khoa Truyền nhiễm đã triển khai khu cách ly, tiếp nhận và điều trị khỏi bệnh cho tất cả các bệnh nhân. Không có trường hợp nào tử vong.
3. Với đội ngũ cán bộ chuyên sâu, tay nghề cao, tâm huyết với nghề,cùng phương trâm “ Tất cả vì sức khỏe và hạnh phúc của người bệnh”. Trong nhiều năm qua, khoa Truyền nhiễm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến. Được nhiều giấy khen của UBND Tỉnh Quảng ninh, Sở Y tế , Công đoàn Ngành, UBND TP Cẩm phả…và người bệnh khen ngợi.
IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA NHỮNG NĂM TIẾP THEO
1. Tăng cường nguồn nhân lục chất lượng cao: Thu hút thêm Bác sỹ, Điều dưỡng viên giỏi.
2. Bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ cho điều trị: Máy thở, Monitor, máy hút…
3. Cập nhật và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trong dự phòng cũng như điều trị bệnh
4. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trong khoa. Tham gia báo cáo chuyên đề và nghiên cứu khoa học trong bệnh viện.
5. Cung cấp chất lượng khám và điều trị tốt nhất cho người dân.
6. Lấy sự hài lòng của người bệnh để đánh giá kết quả hoạt động của bác sỹ và điều dưỡng của khoa. Phấn đấu trở thành nơi lựa chọn đầu tiên của người dân khi có vấn đề cần tư vấn, khám, điều trị các bệnh truyền nhiễm.
Ảnh 1: Một buổi giao ban chuyên môn
Ảnh 2: Tập thể Bác sỹ - Điều dưỡng khoa Truyền nhiễm
Ảnh 3: Tập thể nữ khoa Truyền nhiễm