Tin tức

Cúm mùa và cúm Corona đều là bệnh lây qua đường hô hấp, nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cúm, nhưng khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa đầy đủ thì sự lây lan sẽ chậm lại. Vậy có thể phân biệt cúm thường với cúm Corona bằng cách nào?

Xơ gan là một trong những căn bệnh mạn tính nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng với tỷ lệ tử vong rất cao.

1. Bệnh xơ gan là gì?

Xơ gan là tình trạng gan bị hư hại nặng do một nguyên nhân nào đó. Khi ấy, các tế bào gan bị tấn công sẽ chết dần đi, được thay thế bằng các dải mô xơ và các nhân “tái sinh”. Chất xơ và nhân “tái sinh” ngày càng nhiều khiến cấu trúc của gan bị thay đổi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, tạo nên xơ gan.

Thứ sáu, 22 Tháng 3 2019 07:19

Chung tay đẩy lùi bệnh Lao

Written by

Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng mạn tính gây ra bởi vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn lao chủ yếu gây bệnh ở phổi (lao phổi chiếm trên 80%) nhưng cũng có thể gây bệnh ở bất kỳ cơ quan khác trong cơ thể như màng phổi, màng não, thận-tiết niệu, xương khớp, hạch...

Người mắc bệnh lao phổi khi ho, khạc nhổ làm bắn ra những hạt nước bọt nhỏ li ti có mang theo vi khuẩn lao bay vào không khí và lưu chuyển đi khắp mọi nơi. Khi hít phải vi khuẩn lao trong không khí là bị nhiễm lao, nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, các vi khuẩn lao bị khống chế “ở trạng thái không hoạt động” nên chúng không phát triển gây bệnh. Khi sức đề kháng của cơ bị suy giảm như do suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, người già yếu, người mắc bệnh tiểu đường, trẻ em dưới 5 tuổi..., là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh lao.
Những dấu hiệu của bệnh lao
Ho khạc kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác:
- Ho ra máu
- Sốt nhẹ kéo dài, ra mồ hôi ban đêm
- Đau tức ngực
- Gầy sút cân.

Thứ năm, 23 Tháng 3 2017 08:23

Phòng và điều trị bệnh Lao

Written by

Bệnh lao trước đây được coi là một trong những tứ chứng nan y, nhưng vào ngày 24-3-1882 Rober Koch, bác sĩ người Đức đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh lao cho người, mở đầu cho cuộc chiến chống lại căn bệnh đã một thời gây nên đại dịch cho nhân loại. Trải qua hơn một thế kỷ, hiện nay thế giới vẫn đang phải tiếp tục cuộc chiến chống lao đầy khó khăn.

Bệnh lao không phải là bệnh di truyền mà là bệnh lây truyền. Nguồn lây chính của bệnh là những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Những người bị lao phổi ho, hắt hơi, khạc đờm vi trùng lao theo nước bọt bắn ra môi trường bên ngoài, người khác hít phải và bị nhiễm vi trùng lao, trong số người bị nhiễm vi trùng lao đó có thể mắc bệnh lao.

Biểu hiện chính là người bệnh thường ho kéo dài hơn 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất; cơ thể gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi “trộm” ban đêm, đau ngực, đôi khi khó thở…

Lịch sử tìm ra vi khuẩn lao

Vào ngày Chủ nhật 24/3/1882 tại Berlin (Đức) bác sỹ Robert Koch Quốc tịch Đức đã công bố kết quả đã tìm ra vi khuẩn Lao.

Khi đó bệnh Lao đang tàn phá khắp châu Âu và Châu Mỹ với tỉ lệ cứ 7 người sống có 1 người chết vì bệnh Lao.

Năm 1891 Robert Koch tiếp tục thông báo kết quả thực nghiệm trên chuột lang, một vấn đề hết sức cơ bản trong bệnh lao - đó là "hiện tượng Koch".

Page 7 of 7

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẨM PHẢ
Giấy phép số 31/GP-STTTT ngày 15/05/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông
Chịu trách nhiệm chính: Ông Vũ Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện
Địa chỉ: Số 371 Đường Trần Phú - Phường Cẩm Thành - Tp. Cẩm Phả - QN
Điện Thoại : 0203 3862245 - Fax : 0203 3862357
Email: bvdkcampha@gmail.com

Top
Tra cứu kết quả online
Đăng ký khám online